Thuật ngữ đá gà rất đa dạng và trong mỗi lĩnh vực sẽ có từng khái niệm riêng biệt. Nếu như bạn cũng là “tín đồ” của các trận đấu nảy lửa hoặc đang muốn đầu tư kiếm tiền từ bộ môn này thì việc thu thập và tìm hiểu về những thuật ngữ là điều cần thiết. Bỏ túi ngay từ điển về bộ môn đá gà được KKWIN chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Tổng hợp thuật ngữ đá gà mà người chơi hay gặp nhất
Trên thực tế, danh sách các thuật ngữ trong bộ môn đá gà được phân chia theo nhiều thể loại. Tuy nhiên khi mới bắt đầu trải nghiệm hình thức giải trí này thì bạn cần quan tâm đến một số khái niệm sau đây:

- Chiến kê: Đây là thuật ngữ chỉ gà đá được huấn luyện và đem ra thi đấu.
- Sư kê: Được hiểu là người nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê.
- Thần kê hay linh kê: Dùng để chỉ một loài gà đá quý hiếm, thường là những chú gà có giống lạ với thể lựa tốt và khả năng thi đấu mạnh mẽ.
- Phân chạng: Được hiểu là trong các trận đấu, nhà cái sẽ tiến hành phân chia hạng cân thi đấu cho từng cặp chiến binh.
- Nài gà: Đây là người sẽ giữ chiến kê cho đến khi có hiệu lệnh thả gà đá vào sân thi đấu. Nài gà cũng có trách nhiệm bắt chiến kê về lại vị trí ban đầu trong trường hợp có tín hiệu thông báo trận đấu kết thúc.
- Cựa gà: Chỉ bộ phân trên cơ thể chiến kê nằm ở phần chân, cựa có đặc điểm là bộ phận sắc, nhọn được gà đá sử dụng để tấn công đối thủ.
- Cựa giả: Là các loại vũ khí được cột thêm vào phần chân của chiến kê như cựa sắt, cựa dao,… Vũ khí này được mài nhọn và cột vào phần chân gà với mục đích hỗ trợ chiến kê trong quá trình thi đấu giúp chúng hạ gục đối thủ nhanh chóng hơn.
Gợi ý các thuật ngữ đá gà thường gặp trong trận đấu
Nếu bạn thường xuyên theo dõi các trận đấu tường thuật trực tiếp của chiến kê, người chơi sẽ không lạ gì với những thuật ngữ cơ bản sau đây:

- Sân chọi: Khái niệm này dùng để chỉ nơi diễn ra các trận đấu đá gà, sân chọi thường được trường đấu chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo các tiêu chuẩn để gà đá tham chiến một cách an toàn và công bằng.
- Hồ: Là cụm từ dùng để chỉ khái niệm “hiệp” trong trận đấu.
- Giám sát: Người có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình thi đấu của gà đá, đảm bảo các tình huống trên sân đều diễn ra một cách công bằng và đúng luật.
- Tổ trọng tài: Là khái nhiệm dùng để chỉ một nhóm người có quyền quyết định, đưa ra kết quả trong toàn trận đấu đá gà.
- Knock-out: Thuật ngữ đá gà này chỉ tình huống một chú gà bị đánh bất tỉnh hoặc không thể tiếp tục thi đấu trên sân, chiến kê còn lại được công nhận thắng knock-out đối thủ.
- Thắng điểm: Trong trường hợp không có bất kỳ chiến kê nào trong trận bị knock-out thì luật tính điểm được áp dụng. Khi đó, chiến kê nào có tổng điểm tích lũy cao hơn sẽ được xét giành chiến thắng. Điểm số của mỗi chiến kê được tính dựa trên số lần tấn công, số lần khiến đối thủ dính cựa,…
Thuật ngữ đá gà trong hoạt động chăm sóc chiến kê
Danh sách thuật ngữ trong đá gà còn có rất nhiều khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chiến kê thi đấu. Tham khảo một số cụm từ thường được sử dụng dưới đây:

Vần hơi/Đi hơi
Thuật ngữ đá gà này chỉ hoạt động mà người nuôi cho phép chiến kê của bạn chạy hoặc di chuyển trong thời điểm gà đá chỉ vừa mới đủ 7 đến 8 tháng tuổi. Gà được huấn luyện sẽ bị bịt mỏ và che cựa gà.
Sau đó người nuôi có thể đưa chúng vào các tình thế bị tấn công hoặc ép vào đường cùng, một số sư kê có thể đưa các chú gà chiến vào tấn công gà đang huấn luyện. Mục đích của hoạt động vần hơi là để chiến kê có thể làm quen với việc bị tấn công bởi các đối thủ khác.
Chạy lồng
Đây là thuật ngữ đá gà quen thuộc chỉ phương pháp luyện tập sức bền cho gà đá. Hình thức chạy lồng được thực hiện với việc sư kê sử dụng hai chiếc lồng 1 lớn và 1 nhỏ xếp chồng lên nhau.
Gà đá được huấn luyện sẽ được thả vào lồng và chúng sẽ cảm thấy bức bối bởi sự cản trở không gian di chuyển bên trong những chiếc lồng. Từ yếu tố này, gà được rèn luyện thói quen chạy lồng, nghĩa là chạy xung quanh lồng để tìm kiếm hướng thoát ra ngoài.
Quần sương
Khái niệm này là một thuật ngữ đá gà hơi hiếm gặp và ít được sử dụng, thực chất cụm từ này dùng để chỉ hoạt động huấn luyện chiến kê vào sáng sớm. Gà đá sẽ được thức dậy và luyện tập chạy, đá, tấn công đối thủ từ thời gian 4 giờ sáng mỗi ngày. Đây là thói quen mà một số sư kê ưa thích để tạo quen tốt cho gà đá đang được huấn luyện chiến đấu.
Om gà
Thuật ngữ đá gà chỉ hoạt động chăm sóc, tắm rửa, sát trùng và xông hơi cho gà chiến. Thông thường việc om gà được thực hiện sau khi chiến kê thi đấu xong hoặc sau những buổi mà sư kê cho gà vần hơi.
Om gà được hiểu là việc sư kê sẽ tiến hành rửa vết thương cho gà chiến bằng nước được nấu cùng với nhiều vị thuốc nam, dược liệu có khả năng giúp gà sát trùng vết thương, hạn chế lở loét. Đồng thời việc om gà thường xuyên cũng là biên pháp giúp chiến kê tăng cường sức khoẻ.
Kết Luận
Trên đây là tổng hợp những thuật ngữ đá gà được sử dụng trong trận đấu cũng như trong quá trình chăm sóc, huấn luyện chiến kê. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trên đây, người chơi đã có thêm những kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về bộ môn giải trí thú vị này.